Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng hiện đại. Trước đây, điện được sử dụng rất ít, nhưng nay đã và đang phát triển khắp nơi. Hầu hết mọi nơi trên đất nước đều có đường điện. Một điều dễ nhận thấy rằng, trên những con đường trong thành phố, các công viên, đặc biệt trên các con đường cao tốc, những chiếc cột đèn cao áp không còn xa lạ với các bạn. Cột đèn chiếu sáng đóng vai trò trong việc chiếu sáng. Tại sao cần chú ý đến các biện pháp thi công cột đèn cao áp.
Gần đây, có rất nhiều trường hợp cột thép bị đổ, gây thiệt hại lớn về kinh tế, do những ảnh hưởng từ ngoại lực: mưa gió bão. Một trong những nguyên nhân sâu xa chính đó là việc thi công không đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật, chất lượng các cột đèn cao áp không được đảm bảo. Vì thế cần thiết phải chú ý đến các biện pháp thi công cột đèn cao áp để tránh gây những hậu quả nghiêm trọng về cả người và tài sản.
Quy chuẩn về biện pháp thi công cột đèn cao áp hiệu quả
Công tác vận chuyển và đào hố móng chân trụ
– Biện pháp thi công cột đèn cao áp tối ưu khi ta chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Đầu tiền cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển, thiết bị và các vật tư đồng thời cả các thiết bị khác đến vị trí tập kết xây dựng. Lưu ý vận chuyển cẩn thận để tránh hỏng hóc.
– Đào hố móng chân trụ thì tùy thuộc vào chiều cao khung móng đèn chiếu sáng, vị thế đất. Thường thì người ta đào móng ở nhiều độ sâu khác nhau, mà người tao đào hố móng ở độ sâu khác nhau. Những cột đèn chiếu sáng thông dụng từ 6m đến 10m khung móng được sử dụng phổ biến M20, M24 cho độ cao thông dụng 0.5m đền 0.5mm.
2. Công đào rãnh cáp ngầm
Để đào rãnh chúng ta có thể đào thủ công hoặc sử dụng máy móc. Thông thường người ta dùng máy để đào cho nhanh và không mất quá nhiều công sức. Lưu ý khi đào rãnh cáp nên chọn thời gian ít phương tiện qua lại để tránh ảnh hưởng đến giao thông.
Những công việc trong công tác đào rãnh cáp như:
+ Xác định vị trí kích thước rãnh cần đào
+ Xác định các công trình ngầm khác để tránh gây hư hại
+ Xác định tính chất của nền đất nơi đào cáp.
Xem thêm : Cách xữ lý khi đèn led bị nhấp nháy
3. Công tác rải cáp ngầm
Đầu tiên là kiểm tra quy cách cũng như số lượng, chất lượng cáp. Sau đó tiến hành rải vật liệu tại từng vị trí thi công. Lưu ý, những vật dụng chuẩn bị bao gồm ống hdpe, cáp ngầm, băng báo cáp, bê tông.
Cáp ngầm cần được lồng vào ống HDPE và đặt vào rãnh cáp ngầm chờ sẵn, ta tiến hành rải lớp cát lên trên ống. Tiếp đó đặt băng cáp ngầm và rải trên bề mặt một lớp đất hay bê tông tùy thuộc vào từng công trình.
4. Công tác đặt cọc tiếp địa và móng chiếu sáng
Trên hố móng đã được đào sẵn ta bố trí định hình khung móng chiếu sáng với cao độ đã được định trước, tiến hành đổ bê tông định hình khung móng, cọc tiếp địa được bố trí thi công song song với khung móng.
5. Công tắc lắp dựng trụ đèn chiếu sáng
Trước khi lắp dựng trụ đèn cần kiểm tra chất lượng theo thông số thiết kế trên hồ sơ, và đánh số thứ tự. Rồi vận chuyển đến từng vị trí đã có khung móng chờ để tiến hành lắp đặt trụ chiếu sáng.
6. Công tác lắp đặt chóa đèn
Sau khi lắp dựng trụ, chúng ta lắp choá đèn cao áp. Lưu ý kiểm tra chất lượng đèn theo đúng tiêu chuẩn rồi mới lắp. Thông thường, chóa đèn được lắp nhờ qua việc sử dụng cẩu tự hành.
7. Công tác đấu nối bảng điện của cột
Chúng ta cần đấu nối dây đèn và nguồn cáp điện với nhau qua bảng điện của cột và atomat được bố trí trên bảng điện.
8. Đấu nối nguồn điện với tủ điện chiếu sáng
Lắp đặt tủ điện chiếu sáng để đèn có thể chiếu sáng.
Biện pháp thi công cột đèn cao áp là điều không hề đơn giản chút nào, nó cần phải có kĩ thuật. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng ở nhà thì có vẻ đơn giản nhưng lắp đặt hệ thống chiếu sáng ở những nơi công cộng, diện tích lớn thì cần đến đội ngũ nhân viên kĩ thuật có kinh nghiệm nghiên cứu kĩ lưỡng về khoảng cách, độ chiếu sáng để có cách lắp đặt phù hợp nhất. Tránh lãng phí gây tốn kém.
Để biết thêm những thông tin hữu ích giúp bạn tiến hành biện pháp thi công cột đèn cao áp một cách an toàn tiết kiệm, hãy liên hệ Hotline 1: 0976 77 78 18 , Hotline 2: 0934 34 44 55 để nhận được những tư vấn chuyên nghiệp nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét